Đăng vào 2/24/2022
Cùng điểm qua những hoạt động chính mà Tiên phong đã thực hiện trong tháng 6 vừa qua.
MẠNG LƯỚI TIÊN PHONG GÂY QUỸ CỘNG ĐỒNG LẦN ĐẦU TIÊN
Thời gian: Tháng 06/2021
Mạng lưới Tiên Phong vì tiếng nói người dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng Viện iSEE trong chiến dịch gây quỹ cộng đồng lần đầu tiên với tên gọi "Dệt tương lai", diễn ra từ ngày 5/5 đến 4/6/2021. Kết thúc chiến dịch, Mạng lưới Tiên Phong đã nhận được sự ủng hộ từ 110 người với số tiền lên tới 72,458,867đ. Chiến dịch không những là không gian để chia sẻ về ý nghĩa hoa văn thổ cẩm của các dân tộc thiểu số mà đây còn là cơ hội để các thành viên Mạng lưới Tiên Phong phát triển năng lực gây quỹ của mình, hướng tới những dự án cộng đồng ý nghĩa trong tương lai.
Trong chiến dịch "Dệt câu chuyện mình", Mạng lưới Tiên Phong cũng lần đầu tiên giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách "Dòng chảy sắc màu" - một ấn phẩm nghiên cứu ý nghĩa hoa văn thổ cẩm được kể bởi 3 dân tộc: Pà Thẻn - Mường - Chăm. Cuốn sách nhỏ là niềm tự hào của Mạng lưới Tiên Phong, là kết quả của một năm tìm tòi và sẻ chia kiến thức.
MẠNG LƯỚI TIÊN PHONG THAM GIA CHUỖI CHIA SẺ AN SINH XÃ HỘI ONLINE
Chuỗi chia sẻ về An Sinh Xã Hội (ASXH) là hoạt động nhằm chia sẻ thông tin dành cho người DTTS di cư/ đi làm xa trong nhóm Tiên Phong, hoặc bất cứ ai quan tâm về chủ đề về các chính sách an sinh xã hội như các loại hình bảo hiểm. Thông qua chuỗi chia sẻ này, người lao động di cư đi làm xa ý thức và nắm rõ các quyền của mình liên quan tới ASXH để được bảo vệ tốt hơn trong các môi trường làm việc khác nhau.
Trong 06 tháng tiếp theo, với sự hỗ trợ của chuyên gia, nhóm nòng cốt ASXH sẽ cùng tìm hiểu sâu các chính sách ASXH và sản xuất ra các video chia sẻ thông tin bằng tiếng dân tộc mình. Những video này vừa là sản phẩm quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các chính sách ASXH, vừa đóng vai trò như kênh thông tin đáng tin cậy, dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với người DTTS tại địa phương.
Đăng vào 2/24/2022
Từ thời xa xưa, người H'mông đã sử dụng các họa tiết và hoa văn để thể hiện cuộc sống và văn hóa hàng ngày của họ trên những trang phục mà họ mặc hàng ngày. Chính vì được làm thủ công và gửi gắm tâm tư, thể hiện cho những giai đoạn khác nhau của người chủ sở hữu (đồng thời cũng là người làm ra chúng) nên sẽ không có hai chiếc váy hay hai chiếc áo giống hệt nhau
Đăng vào 2/24/2022
Mỗi một thực hành văn hoá của một cộng đồng đều có giá trị riêng của nó và khi nó hết giá trị với cộng đồng ấy thì tự thân nó sẽ mai một đi... Về đám tang người Mông bao đời nay vẫn như thế, và họ duy trì việc làm ấy như một lẽ đương nhiên. Lễ tục đó tồn tại đến ngày nay chứng minh một điều, quan niệm tâm linh về tang ma đối với dân tộc Mông mà nói, họ không thấy lỗi thời đối với mình.
Đăng vào 2/22/2022
…Nhớ năm 2009, mình được mời đi diễn văn nghệ cùng các bạn. Sau bao nhiêu ngày chăm chỉ đi tập, cuối cùng vì không có trang phục truyền thống nên mình không được lên sân khấu. Từ đó mình suy nghĩ rất nhiều về trang phục truyền thống. Tại sao mình không dệt để tự may áo cho mình nhỉ?